Các bộ phận trong buồng lái xe ô tô & lưu ý khi sử dụng

Thứ tư, 10/03/2021, 15:09 GMT+7

Muốn học lái xe hơi, điều đầu tiên các bạn cần phải nắm rõ là các bộ phận trong buồng lái xe ô tô. Chức năng, cách sử dụng, điều khiển… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cac-bo-phan-trong-buong-lai-oto_1

Các bộ phận trong buồng lái xe ô tô tài xế cần làm quen

Các bộ phận trong buồng lái xe ô tô

1. Vô lăng

Đây là 1 phần trong hệ thống lái, được điều khiển bởi chính tài xế. Thông qua sự phối kết hợp giữa trục vít - bánh vít và bánh răng - thanh răng hoặc hỗ trợ từ bơm thủy lực, khi người lái tác động lên vô lăng, các phần còn lại của hệ thống sẽ xảy ra những phản ứng tương hợp để điều khiển xe.

Cac-bo-phan-trong-buong-lai-oto_3

Vô lăng - giúp người lái điều khiển xe

2. Bảng đồng hồ

Đây là hệ thống thông tin gồm màn hình, đồng hồ và đèn báo, giúp người điều khiển nắm bắt được thông tin về hoạt động của 1 số hệ thống chính của xe.

Thông tin được hiển thị dưới dạng số hoặc kim. Trong đó:

  • Đồng hồ đo vòng tua: hiển thị số vòng/phút, có chức năng xác định tốc độ quay của trục khuỷu động cơ. Để từ đó, người lái tùy chỉnh hoạt động của động cơ ở vòng tua hợp lý với tốc độ tối ưu giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe (đối với xe số sàn). Đối với xe số tự động, chúng ta dựa trên đồng hồ đo vòng tua để duy trì hoạt động của động cơ ở dải tua hợp lý.
  • Đồng hồ đo tốc độ: Là trang bị tiêu chuẩn trên mọi phương tiện gắn động cơ để xác định tốc độ tức thời của xe.

Cac-bo-phan-trong-buong-lai-oto_4

Bảng đồng hồ trên xe ô tô

Ngoài ra trên bảng điều khiển của xe hơi còn hiển thị các đèn báo tình trạng của xe, công tắc cảnh báo nguy hiểm, công tắc điều khiển máy lạnh,...

  • Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát. Trong đó chữ C là lạnh, chữ H là nóng. 
  • Đèn báo rẽ, báo pha hoặc cốt sẽ lên khi các chế độ đó được người điều khiển bật.
  • Đèn báo mức nhiên liệu: Sẽ cảnh báo tín hiệu khi mức dầu trong xe thấp hơn quy định.
  • Đèn báo sạc bình/ máy phát điện: Phát tín hiệu khi mở công tắc chính và tắt ngay khi nổ.
  • Đèn “BRAKE BOOSTER” là hệ thống báo bộ trợ lực phanh.

3. Bàn đạp ga

Đây là bộ phận giúp người lái tăng tốc khi chạy xe, được điều khiển bằng chân phải. Đồng thời bàn đạp ga còn giúp kiểm soát lượng nhiên liệu bơm cho động cơ. Vì khi đạp ga càng mạnh, nhiên liệu bơm vào động cơ càng nhiều, giúp xe chạy nhanh hơn. Đó cũng chính là lý do vì sao việc chạy xe tốc độ cao thường tiêu tốn nhiên liệu hơn bình thường.

Khi muốn xe chạy chậm lại, người lái chỉ cần nhả chân ga.

4. Bàn đạp phanh

Bộ phận trong buồng lái xe ô tô này cũng được điều khiển bởi chân phải và được dùng khi người lái muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe.

Về cơ chế hoạt động, khi người lái dùng chân đạp phanh, dầu phanh sẽ di chuyển đến đường ống dẫn tới xi lanh bánh xe. Đồng thời dưới tác dụng của lực được sản sinh do áp suất dầu phanh lên piston, phanh sẽ giảm tốc hoặc dừng hẳn theo điều khiển của người lái.

Lưu ý, quãng đường và thời gian phanh xe phụ thuộc vào lực tác động lên bàn đạp. Để đảm bảo an toàn chúng ta nên tăng áp lực dần cho xe đến khi xe dừng lại, hạn chế phanh gấp.

5. Cần số

Bộ phận này sẽ vận hành cùng với bộ ly hợp, tác động khéo léo với bánh răng trong hộp số cùng điều khiển của người lái để thay đổi tốc độ di chuyển của xe.

6. Bàn đạp ly hợp (xe số sàn)

Được điều khiển bằng chân trái của người lái xe trong trường hợp muốn điều khiển xe ra khỏi vị trí cố định.

Để xe chuyển động không bị rung giật, khi điều khiển bàn đạp ly hợp chú ý thực hiện theo các bước sau:

  • Khoảng ⅔ hành trình đầu, ta tiến hành nhả nhanh để đĩa ma sát của bàn đạp tiếp giáp với bánh đà.
  • ⅓ hành trình sau nhả từ từ để tăng mô-men xoắn truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực trên xe.
  • Sau khi nhả bàn đạp ly hợp đặt chân xuống sàn xe để tránh lỗi trượt ly hợp.

7. Điều khiển gạt nước mưa 

Bộ phận này có 4 nấc trong đó:

- Nấc thứ 1: Tắt
- Nấc thứ 2: Quét gián đoạn
- Nấc thứ 3: Quét chậm
- Nấc thứ 4: Quét nhanh 

Một số lưu ý dành cho người bắt đầu học lái xe

Trước khi lái xe, người điều khiển không chỉ cần làm quen hết với các bộ phận trong buồng lái xe ô tô mà còn cần phải lưu ý 1 số điều sau:

  • Điều chỉnh ghế lái sao cho ngồi với tư thế thoải mái nhất. Hơi ngả ra phía sau, lưng mông ôm sát góc ghế để tránh đau nhức khi lái xe đường dài. Đồng thời, hạn chế chấn thương nếu xảy ra va chạm.
  • Nên chỉnh tay lái góc 9h15 để phản xạ được nhanh nhất.
  • Điều chỉnh gương cabin để quan sát hết được vùng xe phía sau.
  • Hai gương 2 bên nên điều chỉnh để quan sát được xe ở lane bên cạnh.
  • Không ngồi quá gần hoặc quá xa vô lăng. Khoảng cách lý tưởng là khuỷu tay và cánh tay tạo đường cong mở góc từ 120 - 140 độ.
  • Thắt dây an toàn trước khi khởi động xe.

Cac-bo-phan-trong-buong-lai-oto_6

Lưu ý dành cho người mới học lái xe

Trên đây là những chia sẻ về các bộ phận trong buồng lái xe ô tô cùng một số lưu ý dành cho người mới tập lái. 

Chúc các bạn lái xe an toàn!!!

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bát bèo Ôtô là gì? Những điều cần biết về bát bèo Ôtô

Ý kiến khách hàng
.